Breaking News

So sánh động lực phát triển của một số loại tiền số?

Làn sóng ICO làm cho nhiều người lầm tưởng rằng ICO cũng giống như IPO, là cứ đầu tư vào coin thì công ty phải có trách nhiệm cố gắng vì lợi ích của nhà đầu tư. Thực ra trong thế giới tiền số, không có những quy định ràng buộc trách nhiệm pháp lý của những người sáng lập với việc phát triển của loại tiền số mà họ tạo ra. 


Thông thường người sáng lập hoặc công ty tạo ra loại tiền điện tử có một động lực để đưa đồng tiền số mà họ tạo ra trở nên thành công. Vì họ cũng chính là người có quyền lợi trong đó. Quyền lợi của họ thể hiện ở chỗ họ nắm một lượng coin chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số coin được phát hành. 

ICO: Giả sử người sáng lập phát hành một loại coin trong đó họ nắm giữ 10%, 10% tiếp theo là để chi trả cho đội ngũ nhân sự được thuê, 5% để thưởng cho những cá nhân trong nhân sự xuất sắc. Còn lại 75% sẽ để cộng đồng có động lực quảng bá cho nó.

Đối với các loại coin ICO thì một số n% (ở ví dụ trên đây là 75%) có thể được bán và thu lại một khoản tiền, khoản tiền này dùng để chi trả cho các chi phí như:
  • Truyền thông quảng cáo để làm ICO
  • Chi phí cho việc phát triển
  • Chi trả cho những người cố vấn.
Còn đối với các loại coin dùng POS (proof of stake) cũng khá giống với ICO nhưng lại không bán được tiền nên founder (người sáng lập) và developers (nhóm phát triển) thường không có tiền để phát triển coin và về sau phải bán bớt. Nhưng vì có nhiều người có nhiều coin nên nhu cầu bán nhiều hơn nhu cầu mua nên giá coin giảm. Do đó founder phải bán bớt coin mà mình nắm giữ dần với mức giá mỗi ngày một ít hơn, và dần dần tỷ lệ % mà họ nắm giữ còn quá ít. Chưa kể do có nhiều coin ra đời nên việc cạnh tranh là một quá trình lâu dài nên họ mất dần động lực.

ICO cũng gặp hiện tượng tương tự, nhưng ban đầu họ đã có được một lượng tiền nhất định do bán token qua ICO nên có thể kéo dài hơn. Nhưng càng về sau, ICO càng nhiều, cạnh tranh càng nhiều thì lượng tiền mà founder và developers cũng dần mất động lực vì phải bán coin với giá giảm dần thay vì tăng dần, lượng coin mà họ nắm giữ cứ bớt đi nên tội gì mà phải cố gắng.


Các coin dùng cơ chế POW (proof of work) thì có lợi thế hơn, đó là lượng coin cấp phát từ từ và đòi hỏi phải nỗ lực người đào mới có thêm coin, nên họ cũng có động lực quảng bá nó hơn. Hơn nữa, nếu có người mất dần động lực thì họ không đào tiếp thì có người khác đào thay. Nhưng cũng có nhiều người thích đào và bán đi lấy tiền chứ không có động lực quảng bá cho nó. Dẫu sao mô hình này cũng thúc đẩy được cộng đồng nhiều hơn so với POS hay ICO.

Cách kết hợp POW với POS: Thường không thể nào POS hoàn toàn, vì người ta sẽ không có động lực gì luôn ngay sau khi có một lượng coin lớn và bán xả ra hàng loạt. Do đó người ta phải kết hợp giữa POW và POS. Tức là sau một thời gian đào thì bắt đầu cơ chế POS, nếu ai đào được nhiều thì về sau cứ thế nó sinh thêm nhiều lên. Cách này vẫn có những nhược điểm của POS như đã nói ở trên.

Phát hành coin dần dần: Có một cách khác để kiểm soát việc phân phối coin cho cộng đồng. Cách này khá giống với ICO, nhưng công ty phát hành không phát hành một lần mà phát hành dần dần. Điển hình của cách này là Ripple, công ty không phát hành ra một lượt mà chỉ bơm ra thị trường một lượng nhỏ giọt, và người dùng phải mua vào Ripple chứ không có thể lấy được một cách miễn phí như POS hay POW. 

Ưu điểm của cách này là:
  • Công ty kiểm soát lượng cung nên có thể giữ giá đồng coin của mình tương đối ổn định. 
  • Nhân sự được tuyển chọn kỹ càng và có chất lượng.
  • Ban đầu phát triển khá nhanh chóng do mọi thứ được quyết định và thực hiện nhanh bởi công ty.
Nhưng nhược điểm là:
  • Cộng đồng nhỏ. Động lực quảng bá của cộng đồng kém hơn. 
  • Phần lớn chi phí và công việc quảng bá công ty phải tự kiểm soát và thực hiện.
  • Mất tính phi tập trung vì công ty kiểm soát quá nhiều từ việc phát triển phần mềm, vận hành hạ tầng, mở rộng đối tác...
  • Người dùng ít có cơ hội tham gia phát triển sản phẩm, ngoài việc có thể giới thiệu cho bạn bè.
  • Phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo và quản lý của công ty, khó đổi mới.
Rủi ro với nhà đầu tư:
  • Cho đến nay công ty này vẫn giữ lại một phần lớn số coin, nhiều hơn số lượng coin đã phát hành ra cộng đồng. Nếu kiểm soát tốt, công ty có một lượng kinh phí rất lớn dành cho phát triển. Nhưng nếu kiểm soát không tốt, hoặc có vấn đề trục trặc nội bộ, hoặc số lượng coin đang giữ bị hack thì thị trường sẽ hoảng loạn và giá sẽ đổ sập xuống. 
  • Khác với dạng công ty đại chúng là công ty bị ràng buộc bởi luật pháp. Nếu lượng quỹ của Ripple bị hack hoặc mất do vấn đề nội bộ thì công ty sẽ không chịu nhiều trách nhiệm với cộng đồng.
Cách tạo động lực nhiều lớp: Đây là cách làm điển hình của Dash. Cách làm của Dash là phi tập trung hoá mọi việc nhưng kiểm soát sao cho vừa giữ được đặc tính bền bỉ của phi tập trung, vừa giữ được tính hiệu quả của tập trung. Để làm việc này, Dash tách yếu tố con người thành nhiều nhóm, sao cho mỗi nhóm có những động lực khác nhau.

Dash cũng có nhóm thợ mỏ, giúp xác thực giao dịch như các loại coin dùng POW khác. Ngoài ra Dash có nhóm chủ masternode. Đây nhóm những người đầu tư dài hạn, thường họ là những người có niềm tin lớn vào Dash nên khi vận hành các masternode họ được trả công. Hiện tại công việc này khá nhẹ nhàng nên có cảm giác chủ masternode cũng giống như ở các coin POS. Nhưng thực ra những chủ masternode bị gắn chặt với số lượng coin nhất định nên họ phải có động lực dài hạn, nên họ phải làm một việc không công (thực ra để bảo vệ giá trị đầu tư của họ) đó là tham gia xét duyệt các dự án. Bằng cách này nhóm người này tạo động lực cho nhóm người thứ 3, đó là những nhà phát triển (có thể người viết phần mềm, tích hợp hệ thống hay những người truyền thông chuyên nghiệp).

Khi nhóm những nhà phát triển nhận ngân sách bằng Dash, họ có động lực làm việc để trả công, nhưng họ cũng có động lực để phần trả công đó tăng thêm giá trị vì thường số mà họ nhận này cũng không ít.

Ưu điểm:
  • Tận dụng động lực của nhiều đối tượng tham gia hệ sinh thái.
  • Hoàn toàn phi tập trung.
  • Nguồn vốn cấp phát từ từ nên giá trị tăng dần lên, ngân sách cho phát triển nhiều lên.
  • Có ngân sách dồi dào nên có thể chọn được nhân sự giỏi và đối tác.
  • Cơ chế cạnh tranh nên chọn lọc được những điều ưu việt.
  • Cộng đồng dễ dàng lựa chọn và thay thế những người lãnh đạo yếu kém.
  • Cộng đồng nhiệt tình.
  • Nhóm phát triển cực kỳ tập trung và tài năng.
Nhược điểm:
  • Cộng đồng nhỏ hơn so với nếu áp dụng mô hình ICO hay coin POS.
  • Cộng đồng phát triển chậm.
  • Thời gian đầu phát triển chậm, chỉ phát triển nhanh trong giai đoạn sau.
  • Lợi ích của mô hình quản trị phi tập trung khó hiểu.
  • Mô hình kinh tế khó hiểu với những người không phải chủ doanh nghiệp.
  • Sự tập trung của nhóm phát triển rất dễ bị người đầu tư ngắn hạn đánh giá thấp.
  • Thời gian phát triển phần mềm lâu quá.
  • Nhóm phát triển ít tiết lộ thông tin về tiến độ nên nhiều người cảm thấy khó khi phải đợi chờ lâu.
Rủi ro với nhà đầu tư:
  • Chịu ảnh hưởng bởi rủi ro của thị trường tiền số nói chung.
  • Trong ngắn hạn có thể bị những người thao túng thị trường làm giá.

Bài đăng phổ biến