Breaking News

So sánh giữa chứng khoán với tiền điện tử

Nhiều người cho rằng tiền điện tử không phải là tiền, nó là một dạng tài sản số hay dạng gì đó như chứng khoán. Liệu chúng có những điểm giống và khác nhau nào khác không? Hãy cùng so sánh chúng từng chút một nhé.


Chứng khoán
  • Khi bạn sở hữu chứng khoán (hay cổ phần, cổ phiếu) là chúng ta sở hữu một phần của một công ty.
  • Khi công ty làm ăn có lãi thì chứng khoán của công ty đó gia tăng giá trị, và nhiều người muốn mua nó hơn nên giá nó cũng tăng lên.
  • Khi công ty làm ăn thua lỗ, thì giá trị của cổ phần công ty đó suy giảm, ít người muốn sở hữu nó nên giá trị của nó bị giảm.
  • Khi bạn sở hữu cổ phần của một công ty, bạn không cần phải là người dùng sản phẩm hay khách hàng của công ty đó, bạn cũng không cần phải là nhân viên của công ty đó.
  • Mối quan hệ của người sở hữu cổ phần với công ty không nhiều. Khi bán cổ phần đi, bạn chẳng còn gì liên quan đến công ty đó nữa.
  • Khi sở hữu chứng khoán, bạn được pháp luật bảo vệ rằng bạn là chủ sở hữu một phần tương ứng với số lượng cổ phần trong công ty đó.
  • Bạn được quyền biểu quyết ứng với tỷ lệ cổ phần cho một số quyết định nào đó với công ty.
  • Bạn được quyền đòi hỏi ban điều hành công ty cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động, và lời lỗ của công ty.
  • Nếu không là nhân viên công ty, bạn không thể tác động để nâng cao giá trị cho cổ phần, hoặc nếu có thì rất ít. Vì thường người ta đánh giá giá trị của chứng khoán dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Tiền điện tử
  • Với những loại tiền điện tử với số lượng coin cố định, bạn sở hữu tiền điện tử cũng gần giống với bạn sở hữu một phần của hệ sinh thái tiền điện tử đó.
  • Nhưng hệ sinh thái tiền điện tử không phải công ty, bạn không được luật pháp bảo vệ và bạn không thể yêu cầu ban điều hành phải cung cấp cho bạn theo như luật chứng khoán. Thậm chí hệ sinh thái của tiền điện tử bạn cũng không biết ai là người điều hành nó.
  • Với hầu hết các loại tiền điện tử, bạn không được quyền biểu quyết ngoài việc dùng hoặc không dùng nó.
  • Nhưng khác với chứng khoán, khi bạn sở hữu tiền điện tử, bạn cũng đồng thời là người dùng và khách hàng của hệ sinh thái này.
  • Bạn cũng có thể được coi như là nhân viên của nó vì nếu muốn số tiền điện tử mà bạn sở hữu có giá trị hơn thì cần phải có nhiều người biết và cần nó, do đó bạn có thể cần phải giới thiệu cho nhiều người biết đến nó hơn. Nhưng bạn không bị buộc phải làm điều đó. Nhưng bạn nên làm điều đó vì ít nhất bạn có thể tác động đem lại lợi ích cho tài sản của mình.
  • Tuy nhiên với loại tiền điện tử mà số lượng không bị hạn chế thì việc bạn quảng bá và giới thiệu cho nhiều người biết hơn có thể không tạo thêm nhiều giá trị bằng loại tiền điện tử mà số lượng hữu hạn.
  • Bạn cũng có thể đóng góp giá trị cho hệ sinh thái tiền điện tử bằng cách khác như đào coin, tham gia viết phần mềm, thử nghiệm và tìm lỗi cho phần mềm, quảng bá về nó...

Dash một loại tiền điện tử đặc biệt
  • Dash là một loại tiền điện tử với số lượng hữu hạn nên nó được thừa hưởng những đặc tính của tiền điện tử.
  • Khi bạn sở hữu Dash, giống như bạn sở một phần của hệ sinh thái của Dash.
  • Khi Dash được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống, là nó đang tạo nên giá trị cho người dùng, và khi đó nhiều người cần nó và khiến giá của nó tăng.
  • Bạn có thể góp phần làm gia tăng giá trị cho Dash bằng việc giúp Dash trở nên hữu ích hơn, hay được nhiều người chấp nhận hơn.
  • Bạn có thể đóng góp bằng việc tham gia đào coin (để giúp xác thực giao dịch), chạy masternode (để tạo cơ chế cân bằng cung cầu giúp bình ổn giá trị, tham gia biểu quyết chọn lựa những dự án đầu tư cho Dash), bạn cũng có thể tham gia vào việc viết hoặc thử nghiệm phần mềm cho Dash, hoặc bạn có thể tạo ra các tổ chức con để mang lại những giá trị gia tăng cho Dash bằng việc chấp nhận Dash, phát triển những tính năng bổ sung cho Dash, tích hợp Dash vào các phần mềm, tích hợp Dash vào các hệ thống thanh toán, mở các chiến dịch truyền thông, tạo sự kiện, đào tạo cho người dùng, quảng cáo...
  • Nếu bạn sở hữu 1000 Dash trở lên, bạn có quyền biểu quyết để chọn lựa dự án mà hệ sinh thái Dash sẽ cấp vốn cho. Lúc đó bạn giống như ngồi trong ban quản trị hoặc ban điều hành của một kiểu công ty Dash. 
  • Khi bạn sở hữu Dash, tuỳ mức độ bạn vừa là người dùng, vừa là nhân viên, vừa là nhà quản lý, vừa là người sở hữu của hệ sinh thái Dash, khi đó mức độ gắn bó của bạn với Dash nhiều hơn khi bạn sở hữu tiền điện tử thông thường hay sở hữu cổ phiếu.
Nhận xét chung

Trong mô hình kinh doanh truyền thống thì công ty và khách hàng, và chủ đầu tư thường là những đối tượng riêng biệt, do đó thường có những mâu thuẫn giữa công nhân với người chủ sở hữu (các cổ đông), công nhân với khách hàng, chủ sở hữu với khách hàng.

Mô hình kinh doanh gọi là Wikinomics có tiến bộ hơn được các công ty công nghệ như Google, Facebook, Amazon, Wikipedia... tạo ra. Mô hình đó đó là biến người dùng trở thành một phần của công ty, vì chính người dùng tạo ra nội dung để thu hút người dùng khác, nhờ đó nó làm cho giảm chi phí sản xuất, tạo sự gắn bó giữa công ty với khách hàng.

Nhưng mô hình kinh doanh của tiền điện tử và Dash thì thực sự nó xoá nhoà mọi ranh giới giữa chủ sở hữu với nhân viên với khách hàng, làm cho một người vừa là nhân viên vừa là khách hàng lại vừa là chủ sở hữu. Mô hình này tạo ra sự trung thành với "công ty" và khiến cho chi phí giảm. Mô hình kinh doanh này cũng tạo động lực cho mọi đối tượng tham gia tích cực hơn vào kinh doanh và tạo thêm giá trị, dễ dàng thay đổi những trở ngại cho sự quan liêu và trì trệ biến hệ sinh thái Dash giống như công ty mà lại không giống công ty. Nó là một dạng kinh doanh kỳ lạ chưa từng có.

Bài đăng phổ biến