Breaking News

Phân tích mô hình phát triển bền vững giữa coin và công ty

Chúng ta đầu tư vào các loại tiền điện tử vì thấy nó có điểm tương đồng với các công ty, và cả hai đều cũng tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư. Và chúng ta rất dễ nhận thấy tiền điện tử giống với cổ phiếu. Vậy bài viết này chúng ta hãy cùng so sánh quá trình phát triển của đồng tiền điện tử với một công ty từ giai đoạn gọi vốn đến giai đoạn trưởng thành. 
Thường với một công ty ban đầu những người sáng lập công ty sẽ sở hữu 100% cổ phần của công ty, khi công ty cần phát triển mạnh và cần một nguồn vốn và kinh nghiệm lớn từ bên ngoài thì nó tiến hành đi gọi vốn từ các nhà đầu tư, có thể ban đầu từ những nhà đầu tư thiên thần, rồi đến các quỹ đầu tư mạo hiểm. Quá trình nhận đầu tư từ những nhà đầu tư chuyên nghiệp thường đi kèm với những điều kiện pháp lý cùng với việc bỏ vốn của họ để đảm bảo cho nguồn vốn được bỏ ra ít bị rủi ro. Thường thì trong quá trình này các nhà đầu tư sẽ đòi hỏi những người sáng lập phải có cam kết pháp lý rằng không thể bỏ dự án và họ luôn có quyền bán cổ phần trước khi người sáng lập được quyền bán cổ phần. Điều này không có ở các loại tiền điện tử, nhất là khi người sáng lập là ẩn danh thì rủi ro dành cho nhà đầu tư nhỏ.

Khi có sự đầu tư của nhà đầu tư chuyên nghiệp như các quỹ mạo hiểm thì công ty sẽ có lộ trình phát triển và huy động vốn. Thường sẽ phải có quỹ dành bao nhiêu % cho founder, bao nhiêu % cho nhà đầu tư, bao nhiêu % cho những người cố vấn (người có tên tuổi), bao nhiêu % dành cho việc trả thưởng cho nhân viên... Sau đó các đợt gọi vốn tiếp theo thì cổ phần được pha loãng chung và tỷ lệ phần trăm cổ phần của các bên đều bị thu nhỏ do phải dành một phần cho các nhà đầu tư tiếp theo. Ví dụ sau khi có quỹ đầu tư mạo hiểm công ty có 1000 cổ phần mỗi cổ phần trị giá một triệu đồng thì công ty được định giá 1 tỷ đồng. Nếu đợt gọi vốn tiếp theo huy động tiếp thêm 1 tỷ đồng nữa thì số % cổ phần của những người ban đầu bị giảm đi một nửa. Ví dụ những người sáng lập có 50% cổ phần, 10% cho người cố vấn, 10% làm quỹ thưởng cho nhân viên, còn lại 30% của nhà đầu tư, thì đến vòng gọi vốn thứ hai thì những người sáng lập chỉ còn 25%, nhà đầu tư còn 15%...

Thường thì trong các giai đoạn phát triển của công ty, công ty thường phải phát hành nhiều đợt cổ phần bổ sung để gọi thêm vốn. Mỗi lần gọi vốn như vậy thì cổ phần bị pha loãng thêm ra nhưng công ty lại có thêm vốn để trang trải cho các chi phí hoạt động của nó trước khi nó thu được lợi nhuận.

Đối với các coin phát hành qua hình thức ICO rồi thì về sau rất khó có thể phát hành thêm số coin được. Nếu muốn phát hành thêm thì phải hard fork mã nguồn và điều đó có thể không được cộng đồng ủng hộ và khiến coin bị tách làm đôi.

Với các coin phát hành bằng dạng đào (POW) hoặc dạng POS thì số lượng coin liên tục được tăng thêm nhưng những coin thêm đó không được đầu tư cho việc phát triển của công ty mà lại được trả cho những người đào hoặc người có stake đối với coin dạng POS. Như vậy, số coin tạo thêm đó có thể tạo động lực cho người dùng quảng bá sản phẩm nhưng lại không có kinh phí cho việc phát triển phần mềm mà các loại tiền điện tử thì bản chất của nó là các phần mềm tạo nên mạng lưới, nếu phần mềm không được cải tiến thì gặp khó khăn trong việc cạnh tranh của các loại tiền điện tử khác.

Đối với các loại tiền điện tử, thường các nhà đầu tư cá nhân chiếm một tỷ lệ lớn. Nếu cần thêm kinh phí cho công việc phát triển phần mềm, rất ít khi được các nhà đầu tư cá nhân lại tiếp tục đầu tư tiếp hoặc bỏ bớt số coin mình giữ cho việc phát triển phần mềm, vì phần lớn nhà đầu tư cá nhân là những người đầu tư ngắn hạn và muốn có kết quả nhanh. Người sáng lập có thể có nhiều coin hơn và anh ta có thể sẽ phải đầu tư số coin của mình để thuê thêm người với hy vọng số coin của mình nắm giữ sẽ gia tăng giá trị. Tuy nhiên, cũng không thể kỳ vọng vào sự hy sinh của những người sáng lập trong khi giá trị gia tăng do việc phát triển phần mềm mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng. Nhưng động lực của anh ta cũng sẽ giảm đi khi mà anh ta phải hy sinh nhiều lần cho cộng đồng mà áp lực của việc cạnh tranh của các coin khác không làm giá coin của anh tăng lên mà giữ nguyên chẳng hạn thì anh đã bị lỗ. Nếu không có đầu tư đầy đủ và kịp thời, việc phát triển các tính năng mới sẽ bị chậm lại và cộng đồng rất dễ bỏ sang coin khác hấp dẫn hơn, và điều đó lại làm giá coin giảm xuống. Và cứ thế động lực của người sáng lập bị giảm dần. Có nhiều coin mà người sáng lập ẩn danh, và khi gặp tình huống đó, rất dễ anh ta bỏ đi để lập coin khác.
Do ngân sách phát triển bị teo dần nên sơ đồ phát triển của nhiều coin có dạng như thế này
Với sự quan tâm của nhiều người vào lĩnh vực tiền điện tử thì áp lực cạnh tranh giữa các nhóm cũng ngày một lớn lên, đòi hỏi phải có đầu tư xứng đáng thì mới thu hút được nhân tài vào làm việc cho đồng coin của mình. Với coin mà ban đầu những người sáng lập nắm một số lượng % lớn thì họ có thể dành đầu tư cho phát triển khá nhiều lần. Nhưng áp lực cạnh tranh khiến mỗi loại coin cần phải có nhiều cải tiến và đổi mới hơn, và điều đó đồng nghĩa với việc người sáng lập phải rút dần nguồn coin vốn có của mình để đầu tư một mình trong khi cả cộng đồng thì được lợi. Nhưng tỷ lệ % của anh ta nhỏ dần.

Chúng ta rất dễ thấy các founder của các coin phần nào giảm dần nhiệt huyết với coin của mình để làm cố vấn (advisor) cho các coin khác để nhận được phần trăm ban đầu cao và khi tăng giá để kiếm lợi nhuận thay vì phải tự bỏ tiền túi phát triển coin riêng mà thành quả lại càng ngày lại bị giảm dần. Nếu quan sát về các team, chúng ta thấy có nhiều cái tên xuất hiện rất nhiều lần trong phần advisor cho nhiều coin khác.

Khác với các loại coin thông thường, Dash có cơ chế cấp vốn từ từ, tức là nó có một ngân sách 10% số lượng coin mới sinh ra là dành cho phát triển, như vậy đội ngũ lập trình luôn luôn có kinh phí để trả lương cho nhân sự làm việc mà người sáng lập hay những nhà đầu tư đều không phải bỏ tiền túi của mình để trả lương cho các lập trình viên. Với tỷ giá hiện tại của Dash thì loại tiền điện tử này có nguồn ngân sách đến hơn 2 triệu đô la Mỹ mỗi tháng dành cho việc phát triển. Và với ngân sách lớn như vậy họ không dùng hết và nhóm Core Team của Dash mặc dù có nhân sự lên đến gần 40 người làm việc full time và khoảng 30 người làm bán thời gian mà họ vẫn không thể nào dùng hết. Trong 2 tháng gần đây Core Team không cần cấp kinh phí mà chỉ dùng bằng số coin mà nhóm chưa tiêu hết. Ngân sách dồi dào còn lại dành cho cộng đồng. Điều này làm giá của Dash liên tục tăng dần, tuy không bùng nổ nhưng đều đặn và ổn định. Và chính sự ổn định đó làm nên ngân sách cho phát triển của Dash cũng ổn định, nhờ đó nhóm có tiền thuê thêm nhân tài và chúng ta thấy Core Team liên tục tuyển thêm nhân sự. 
Không chỉ có Core Team, cộng đồng Dash đang dần hình thành những nhóm phát triển mới và như vậy bản thân việc phát triển phần mềm của Dash cũng đang dần dần phi tập trung hơn, điều mà hầu như không một coin nào có được.

Bài đăng phổ biến